Mỗi lần bàn tới trách nhiệm, một sự thật đau lòng của người Việt là: Đùn đẩy trách nhiệm. Cách mà chúng ta được dạy là không được mắc lỗi, do đó mỗi khi gặp sai lầm thì thường đùn đẩy trách nhiệm cho người khác và cho rằng đó không phải là lỗi của mình. Do đó, nhiều gia đình cho rằng việc dạy con là việc của nhà trường, con không ngoan, nếu không bảo lỗi tại “vợ” (mẹ của con) thì đổ sang thầy cô, nhà trường.

Kỹ năng trẻ em

Nhiều gia đình vô cùng thờ ơ việc dạy kỹ năng sống cho con mà không biết rằng sự yêu thương, gần gũi, dạy dỗ con cái sẽ giúp con trưởng thành khoẻ mạnh, biết vâng lời hơn. Trước tình hình suy đồi văn hoá, đạo đức trong giới trẻ, chủ đề dạy kỹ năng cho trẻ em càng được quan tâm hơn. Vậy ai sẽ đảm nhiệm việc này?

Ba mẹ của con trẻ?

Khi ở nhà, hầu hết trẻ em sống cùng ba mẹ, những người lớn tuổi hơn mình với nhiều kinh nghiệm sống hơn. Lúc này, ba mẹ tiếp xúc trực tiếp với con cái, do đó việc dạy dỗ con thuộc về trách nhiệm của ba mẹ.

Nhà trường, thầy cô?

Nhà trường là môi trường mà trẻ được trực tiếp dạy dỗ bởi thầy cô, được tham gia nhiều hoạt động cùng bạn bè. Dạy kỹ năng giúp trẻ hoà nhập cũng như nâng cao hiểu biết về cuộc sống và xã hội. Thay mặt ba mẹ của trò, dạy bảo học sinh chính là nhiệm vụ của nhà trường.

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình và nhà trường là yếu tố cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện. Bằng một phương thức nào đó, gia đình và nhà trường cần thường xuyên liên lạc, trao đổi thông tin, liên tục bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, củng cố sự phát triển cho con trẻ.