Như chúng ta biết, nhấn âm chính là điểm khác biệt giữa tiếng Anh với nhiều ngôn ngữ khác. Nhấn âm trong một từ nhiều âm tiết và nhấn âm trong câu là chìa khoá để sở hữu kỹ năng nói tiếng Anh. Dưới đây là 21 quy tắc nhấn âm đối với các từ nhiều âm tiết mà người học cần chú ý.

phát âm tiếng Anh

  1. Đối với đa số danh từtính từ có 2 vần, dấu nhấn đặt ở vần thứ nhất

Ví dụ:

table, export, taiwan, kitchen, present
slender, clever, happy, merry, present
  1. Đối với đa số động từ có 2 vần, dấu nhấn đặt ở vần thứ hai:

Ví dụ:

to present, to export, to decide, to begin, to complain
  1. Đối với những từ tận cùng là: -ial, -ical, -ious , -ity, -ian, -ic, -ics, -ience, -iency, -ient, -tion, -sion, -ssion, -ive, dấu nhấn đặt ngay vần kế trước các vần trên.

Ví dụ:

superficial, logical, precarious, ability, Canadian, economic, economics, physics, conscience, efficient, proficiency, revelation, decision, permission constructive
  1. Đối với những từ có từ ba vần trở lên, đặc biệt là các từ tận cùng có: -ate, -cy, -fy, -gy, -phy, -ty –al,dấu nhấn đặt ở vần thứ ba kể từ phía cuối từ đếm ngược ra phía đầu từ.

  Ví dụ:

stimulate, accuracy, beautify, biology, philosophy, clarity,          majority,      political
  1. Đối với các từ tận cùng là: -ain, -esque, -ique, -trol,

-eal, và các tiếp vĩ ngữ: -aire, -ee, -eer, -ese, -ette, dấu nhấn đặt ở ngay tại các vần trên.

Ví dụ:

contain, picturesque, technique, refugee, control, reveal,billionaire, engineer, Vietnamese,  cigarette

6. Khi một vần có hai nguyên âm đi liền nhau hoặc kết thúc bằng một nguyên âm thì nó là nguyên âm dài.

Ví dụ:

reveal, retain, my, to, be, she, unit, open
  1. Khi một vần kết thúc bằng một nguyên âm và một phụ âm thì đó là nguyên âm ngắn.

Ví dụ:

get, hat, glad, luck, hit, fresh

*Chú ý: các phụ âm sau đây khi đi chung với nhau thì chỉ được xem là một phụ âm (xét về mặt phát âm) mà thôi:

chshthphwhck
/ʧ//∫//θ/, /ð//f//w/, /h//k/
  1. Các tiếp vĩ ngữ: -able, -age, -ful, -en, -ish, -like, -less, -ness, -ment, -wise, -y, -hood, -ship, -ing, không làm thay đổi dấu nhấn của từ gốc.

Ví dụ:

readable, shortage, beautiful, endanger, reddish, childlike, hopeless, carefulness, development, clockwise, sunny, neighborhood, relationship, beginning

9. Các phụ âm bị câm trong các trường hợp sau đây:

gn-, pn-, kn- = npt-, -ght = t
rh-, wr- = rwh- = w / h

Ví dụ:

gnaw, pneumonia, know, ptarmigan (gà gô trắng xám), rheumatics (bệnh thấp khớp), fight, wrong, who, what

10. Một số trường hợp biến âm của “c”, “g”, “ti” và “ci”:

a. “c” đứng trước các nguyên âm “e”, “i”, “y”, thường được phát âm là /s/.

Ví dụ:

city, cell, accuracy

b. “g” đứng trước các nguyên âm: “e”, “i”, “y”, thường được phát âm là /ʤ/.

Ví dụ:

germ, biologist, gymnastics

c. “ti”, “ci” đứng trước một nguyên âm thường được phát âm là //.

Ví dụ:

cautious, superstitious, superficial, fiction, special

11. Âm “ph” ở cuối từ có khi được phát âm là /f/, có khi biến thành âm câm.

Ví dụ:

cough, laugh, enough, tough, rough /f/

high, thigh, bought   /o/ (âm câm)

12. “-le” đứng sau phụ âm được phát âm là: /-(ə)l/ (đọc là ơô-l).

Ví dụ: table, cradle, reshuffle, single, tackle, simple, muscle, little.

13. Qui tắc tách âm đối với những trường hợp có một phụ âm và những trường hợp có hai phụ âm thuộc hai vần kế tiếp nhau:

Ví dụ: open, item, report, crisis, damage

happy, basket, dinner, happen, middle

*Chú ý: các tiếp đầu ngữ, tiếp vĩ ngữ tồn tại độc lập với từ gốc mà chúng kết hợp nên dấu tách âm được đặt giữa chúng với từ gốc.

Ví dụ: unhappy, careless,teacher, uninvited, unwanted

14. Nếu một từ có tiếp đầu ngữ và/hoặc tiếp vĩ ngữ kết hợp vào, dấu nhấn đặt ở phần thân từ (từ gốc), (ngoại trừ các tiếp vĩ ngữ đã đề cập ở mục số 5 của phần này.

Ví dụ: unforgettable, misunderstanding, unbelieveable,

unsuccessfulness, carelessness, loneliness

15. Đối với danh từ ghép có 2 phần: dấu nhấn ở phần đầu.

Ví dụ: blackbird, greenhouse.

16. Đối với tính từ ghép có 2 phần, dầu nhấn ở phần thứ hai.

Ví dụ: bad-tempered, old-fashioned

17. Đối với động từ ghép có 2 phần, dấu nhấn ở phần thứ hai.

Ví dụ: to understand, to overflow

18. Khi một từ gốc nhiều hơn một vần có chứa hai phụ âm gấp đôi, thì dấu nhấn đặt ở vần có chứa phụ âm đứng trước.

Ví dụ: better, letter, ladder, giggle

19. Đối với động từ có giới từ riêng đi kèm, dấu nhấn đặt ở giới từ theo sau động từ đó.

Ví dụ: to give up, to see off, to take off

20. Nếu de-, re-, ex-, hoặc a- nằm ở vần đầu của một từ có ba âm tiết trở lên, thường thì chúng không được nhấn mạnh.

Ví dụ: demolish, replenish, experience, abandon

21. Dấu nhấn trong câu:

Trong câu có hai loại từ: từ cấu trúc _ làm cho câu đúng ngữ pháp; từ nội dung _ chuyển tải thông tin mà ngưới nói muốn nói. Những từ cấu trúc thường được phát âm với “tông” thấp, còn những từ nội dung thì thường được phát âm với “tông” cao. Mặt khác, nếu người nói muốn nhấn mạnh một từ nào đó thì có thể phát âm từ đó với “tông” cao nhất so với phần còn lại của câu.

Ví dụ: Will you help me when I come there to work?